Bảo quản gỗ sao cho bền và giữ màu lâu luôn là một bài toán khó trong ngành mộc. Thời tiết và thời gian là hai kẻ thù chính của sản phẩm gỗ. Nhất là thời tiết là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới các sản phẩm gỗ cả nội và ngoại thất. Bởi thời tiết và thời gian luôn tồn tại xung quanh chúng ta và khó có thể ngăn chặn hoàn toàn. Chúng như thử thách cho giá trị và sự bền lâu của các sản phẩm gỗ. Dưới đây là các góc nhìn tại sao cần bảo quản gỗ
Mục Lục
I. Thời Tiết – Yếu Tố Thử Thách Cho Việc Bảo Quản Gỗ
Giống như các loại khác, gỗ có những lỗ khí giúp quá trình trao đổi dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp gỗ có thể linh hoạt giãn nở trong các điều kiện tự nhiên. Các lỗ này còn cho phép gỗ ngậm nước và các chất dinh dưỡng, giúp chúng luôn tươi tốt trong khoảng thời gian ngắn. Tuy mặt tốt mang đến nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những mặt hại. Bởi các lỗ khí này có thể khiến các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập hơn.
1. Độ ẩm và độ ẩm không khí
Khi tiếp xúc với độ ẩm cao, gỗ có thể phồng lên và nở rộng. Trong khi độ ẩm thấp có thể khiến nó co lại và nứt nẻ. Nếu để gỗ có độ ẩm cao cũng dễ sinh nấm mốc và rêu. Mặt khác, với một loại gỗ đặc biệt, độ ẩm cao khiến chúng bị oxy hóa. Việc này khiến gỗ dễ bị thâm hơn. Những thay đổi này có thể dẫn đến cong vênh, nứt nẻ hoặc các dạng hư hại khác, làm giảm tính toàn vẹn và vẻ ngoài của đồ nội thất, sàn nhà và các sản phẩm gỗ khác.
2. Bảo Quản Gỗ Khỏi Nhiệt độ Khắc Nghiệt
- Ảnh hưởng của nhiệt độ nóng: Nhiệt độ cao có thể khiến gỗ trở nên giòn và dễ nứt. Nhiệt độ cao cũng có thể làm hư hỏng lớp hoàn thiện và chất kết dính, dẫn đến bong tróc hoặc cong vênh bề mặt gỗ. Ngoài ra, nhiệt độ có thể đẩy nhanh quá trình phá vỡ lớp phủ bảo vệ, làm cho gỗ dễ bị hư hại hơn.
- Ảnh hưởng của lạnh: Ngược lại, nhiệt độ lạnh có thể làm cho gỗ trở nên mong manh hơn. Giống như nhiệt độ nóng, lạnh cũng khiến gỗ dễ nứt mẻ bởi sự co dãn đột ngột. Về lâu dài khiến cấu trúc gỗ phát triển không đều và lồi lõm nhiều nơi.
3. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Tiếp xúc kéo dài với ánh sáng mặt trời có thể làm cho gỗ phai màu và mất đi màu tự nhiên. Tia cực tím (UV) phá vỡ bề mặt gỗ, dẫn đến sự suy giảm và tăng tính dễ bị tổn thương với các yếu tố môi trường khác. Theo thời gian, điều này có thể làm cho gỗ trông cũ kỹ và bạc màu.
4. Mưa, gió và nước – Độ ẩm tăng cao
Cũng giống như độ ẩm cao, mưa và nước có thể khiến gỗ dễ dàng bị cong vênh. So với mức độ tàn phá của độ ẩm cao, mưa/ nước khiến quá trình tàn phá nhanh hơn. Chúng cũng nhanh bị mục rữa hơn. Việc này có thể gây nguy hiểm đến người sử dụng. Gió mạnh có thể gây thiệt hại vật lý cho các sản phẩm gỗ, chẳng hạn như làm vỡ hoặc di chuyển đồ nội thất ngoài trời.
Gió cũng có thể góp phần vào tốc độ khô hoặc hấp thụ độ ẩm của gỗ, tùy thuộc vào điều kiện hiện tại. Ở các khu vực ven biển, muối trong gió biển có thể đẩy nhanh quá trình mục nát của gỗ và gây ăn mòn các thành phần kim loại. Muối có thể tích tụ trên bề mặt gỗ, dẫn đến hư hại lâu dài nếu không được làm sạch thường xuyên.
II. Ảnh hưởng của thời gian
1. Lão hóa và hao mòn
- Lão hóa tự nhiên: Theo thời gian, gỗ sẽ thay đổi màu sắc và phát triển một lớp patina, điều mà một số người thấy hấp dẫn. Patina là hiệu ứng màu sắc của một chất liệu biến đổi do tác động của tự nhiên. Nói dễ hiểu hơn, Patina trên gỗ là khi gỗ bị bạc màu hoặc gỗ lên dầu. Tuy nhiên, quá trình lão hóa này cũng có thể làm cho gỗ dễ bị hư hại và suy giảm hơn.
- Hao mòn: Việc sử dụng liên tục và tiếp xúc với các vật thể có thể dẫn đến trầy xước, vết lõm và các dấu hiệu hao mòn khác. Các khu vực có nhiều người qua lại và các vật dụng được sử dụng thường xuyên đặc biệt dễ bị các vấn đề này.
2. Sự suy giảm gỗ
- Sự xuống cấp của lớp hoàn thiện: Khi gỗ lão hóa, các lớp hoàn thiện và lớp phủ bảo vệ có thể bị mòn, làm cho gỗ dễ bị hư hại do môi trường. Việc áp dụng lại các lớp hoàn thiện thường xuyên là cần thiết để duy trì sự bảo vệ và vẻ ngoài.
- Tính toàn vẹn cấu trúc: Tiếp xúc lâu dài với các điều kiện bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc của gỗ, dẫn đến các khớp nối yếu, các phụ kiện lỏng lẻo và độ ổn định bị suy giảm.
Bằng cách hiểu các yếu tố này và thực hiện các biện pháp chủ động để bảo vệ và bảo trì các sản phẩm gỗ, bạn có thể giúp kéo dài tuổi thọ và bảo tồn vẻ đẹp cũng như chức năng của chúng. Kiểm tra thường xuyên, hoàn thiện đúng cách và bảo trì thích hợp là chìa khóa để giảm thiểu tác động của thời tiết và thời gian lên gỗ. Vậy đâu là giải pháp để bảo vệ sản phẩm gỗ bền lâu theo thời gian và thời tiết?
III. Giải Pháp Tạm Biệt Mối Lo Thời Tiết Và Thời Gian
1. Bảo trì và bảo quản gỗ định kỳ
Bảo trì định kỳ giúp phát hiện các hư hỏng của sản phẩm nhanh hơn. Nhờ vậy, có các giải pháp xử lý kịp thời, hạn chế các hư hỏng tới mức tối đa. Giải pháp này còn giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm gỗ. Bên cạnh đó, giải pháp còn tối ưu hiệu suất và giảm thiểu chi phí. Vì các lỗi phát hiện thường là các lỗi mới. Lỗi mới thường dễ xử lý và ít các hệ quả hơn.
2. Sử dụng hóa chất bảo vệ gỗ
Hóa chất bảo vệ gỗ thường có rất nhiều. Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể kết hợp từ 2 đến nhiều hóa chất cùng với nhau. Dưới đây là điểm danh một số hóa chất bảo quản điển hình của các sản phẩm gỗ:
- Thuốc chống mối mọt (Termiticides): Gỗ thì luôn có mối và mọt. Vì lẽ đó mà thuốc chống mối mọt khá phổ biến trong ngành gỗ. Và cũng là một loại hóa chất không thể thiếu.
- Thuốc chống ẩm mốc (Fungicides): Thuốc chống ẩm mốc giúp cân bằng độ ẩm trong gỗ. Ngoài ra, chúng cũng cân bằng môi trường trong gỗ, hạn chế mốc và các vi sinh vật xâm nhập.
- Dầu lau chống nước (Water Repellents): Chất chống thấm tạo một lớp màng vững chắc chống nước thấm vào gỗ. Nhờ vậy, gỗ cũng bền chặt và hạn chế mục nát, công vênh.
- Chất bảo vệ UV (UV Protectant): giúp gỗ tránh khỏi ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời có thể khiến gỗ bạc màu. Vì vậy mà chúng giúp gỗ giữ màu lâu hơn.
- Sơn phủ bảo vệ (Wood Coating): Sơn phủ hiện giờ có rất nhiều loại từ dầu lau, sơn gốc nước, vecni, sơn PU, sơn NU,…Dù là loại nào thì chúng đều có tác dụng bảo vệ gỗ khỏi các tác nhân bên ngoài toàn diện nhất.
3. Sử dụng mái che ngoại thất khỏi tác nhân thời tiết
Mái che giúp che chở gỗ khỏi các tác nhân thời tiết như gió, tuyết, nắng, mưa. Việc này giúp gỗ hạn chế nứt nẻ, bảo quản được lâu hơn. Bên cạnh đó, việc kết hợp mái che, còn tăng độ thẩm mỹ của sản phẩm. Bởi nhìn chúng có nhiều màu sắc, có điểm nhấn và nổi bật hơn. Ngoài ra, cũng tăng trải nghiệm khách hàng, Có gì tuyệt vời hơn khi ngồi uống trà, đọc sách và tán gẫu ở chỗ thoáng mát che nắng, che mưa đúng không.
4. Bảo quản gỗ ở nơi khô ráo
Tránh đặt sản phẩm ở nơi ẩm ướt. Tốt nhất vẫn nên đặt nội ngoại thất gỗ ở nơi có mái che. Đặt sản phẩm trên bục cao hoặc lót thảm ở dưới. Nếu dưới sàn có nước, cần phải lau sạch ngay, hạn chế để sản phẩm gỗ ngấm nước quá lâu.
5. Nhờ sự hỗ trợ của các chuyên viên
Ngoài ra, với các lỗi để đã quá lâu như nứt nẻ, cong vênh hoặc hư hại quá nhiều nên nhờ sự can thiệp của các chuyên gia. Bên cạnh đó, còn có các lỗi như gỗ bị thâm, tràn dầu hay rêu bám cũng thường khó xử lý. Việc các chuyên bắt tay vào sửa chữa sẽ giúp hiệu suất phục hồi cao hơn. Bên cạnh đó, họ còn biết cách làm sao tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro cao nhất.
IV. Sơn Gỗ Gốc Nước Biochem – Bí quyết bảo quản gỗ trẻ mãi
Sơn gỗ gốc nước Biochem là sơn gỗ tiên phong tiên phong công nghệ mới, giúp bảo vệ toàn diện cho sản phẩm. Sơn gỗ Biochem không những bền màu, không ố vàng, chống nước mà còn rất an toàn. Chúng an toàn với cả môi trường và người sử dụng. Bởi để ra được sản phẩm cuối cùng, Biochem đã nghiên cứu và chọn lọc những điều tốt nhất từ nguyên liệu đầu vào, cách chế biến và quy trình kiểm soát. Sơn Biochem chú trọng vào việc tạo áo giáp chắc khỏe nhất cho sản phẩm gỗ. Chần chừ gì mà không liên hệ chúng tôi để nhận giải pháp tốt nhất và sớm nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN SINH HÓA QUỐC TẾ BIOCHEM
📍 Số 66, đường số 1, Khu Phố 1, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
☎️ Tel: (+84-28) 3620 4207 | 3620 4208
📠 Fax: (+84-28) 3620 4206
🌐 Website Biochem: [www.biochem.vn]