Long An, xã Phú Mỹ là nơi chúng tôi sẽ đến hôm nay. Đặt vào mắt là hình ảnh con đường đất với cỏ mọc um tùm. Con đường này khi mưa thì trơn trượt, lúc nắng lại gồ ghề, nứt nẻ. Dọc theo con đường đất, cảnh vật xung quanh thật đơn sơ và mộc mạc. Lúp xúp sau con đường ấy là những ngôi nhà cấp 4 ọp ẹp. Đây cũng chính là nơi trú ngụ của những “chiến binh thầm lặng”.
Không ngại tuổi già, một mình lèo lái tổ mái ấm
Hôm nay, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình bà N.T.Đáo (xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An). Năm nay, bà đã 63 tuổi, bà vẫn lội xuống cái ao gần nhà để hái những lọn rau nhút. Hái xong bà lại đem ra chợ bán được vài chục ngàn đồng. Số tiền ít ỏi ấy chỉ đủ mua được vài miếng thịt nhỏ bằng cỡ lóng tay cái cho bữa cơm qua ngày. Nhưng đâu phải bữa nào cũng có ăn. Buôn bán luôn có những mưa này bữa kia. Những ngày đông và những ngày vắng. Khi mùa mưa tới, buôn bán lại khó khăn bội phần.
Bà Đáo sống cùng chồng và người con gái trong căn nhà nền đất, xung quanh xây gạch nhưng không tô, mái nhà sau bếp dột nát chẳng còn dùng được nữa. Căn nhà đã bị tàn phá nặng nề bởi những đụm mối bao vây chi chít các cột kèo trên mái. Vào những ngày mưa, nước qua chỗ dột tràn vào nhà. Sau này, bà Đáo lấy tấm bạt giăng tạm vào phần mái rách đã bỏ từ lâu.
Buôn bán khó khăn cùng gánh nặng âm thầm
Bà chia sẻ, “Buôn bán thì cũng có bữa này bữa kia. Hôm nào may mắn, rau bán hết nhanh thì được về sớm. Còn những ngày mưa, buôn bán ế ẩm, thì để rau mà ăn bữa tối”. Giữa cái nắng nóng trưa 11h, tôi thấy bà lại lấy rổ đi ra và lội xuống ao để hái những lọn rau nhút xanh mơn mởn. Bà nói, mỗi ngày nếu bán hết bà sẽ có 80.000đ, cứ thế tằn tiện để sống qua ngày.
Số phận của bà Đáo không dừng lại ở công việc vất vả kiếm sống. Bên cạnh bà còn có một người chồng và một cô con gái, cả hai đều có triệu chứng tâm thần nhẹ. Chồng bà vẫn đi mót rau nhút và mang ra chợ bán nhưng không được nhiêu tiền. Cô con gái không có khả năng chăm sóc bản thân, thỉnh thoảng vẫn bỏ nhà đi lang thang. Bà Đáo vừa phải chăm lo nhà cửa, nấu ăn cho cả gia đình vừa phải dành thời gian chăm lo cho người con gái không được bình thường của mình.
Nụ cười lạc quan
Khó khăn, vất vả, và mệt mỏi là thế, vậy mà gương mặt bà vẫn toát lên vẻ lạc quan. Chúng tôi luôn bắt gặp những nụ cười trong lúc trò chuyện với bà. Bà nói “Có nhiêu thì ăn nhiêu, có ít thì ăn ít, có nhiều thì ăn nhiều”. Thật vậy, bữa nào rau còn, bà lại làm vài món ăn với rau nhút. Nhờ sự quan tâm của địa phương, gia đình bà được hỗ trợ 810.000 đồng mỗi tháng – tiền trợ cấp cho gia đình có người bị bệnh. Có những lần hội đoàn đến tặng quà ở địa phương, gia đình luôn có tên trong danh sách nhận quà.
Chiến binh thầm lặng của vùng đất Long An
Thiết nghĩ, với 80,000 đồng mỗi ngày (có ngày còn ít hơn), liệu có đủ sinh hoạt phí. Sinh hoạt phí cho gia đình 3 người giữa cái chốn thành thị này? Vậy mà họ vẫn sống qua ngày suốt hơn 30 năm qua. Họ mạnh mẽ dường nào, họ kiên cường trong cuộc sống ra sao? Bởi họ chẳng bao giờ chịu thua số phận, cũng chẳng để số phận cản bước. Chúng tôi đã đi, đã thấy và thấu cảm những khó khăn đời thực của những con người này. Qua những chuyến đi đó, chúng tôi mới thấy được bản thân mình còn quá may mắn so với những hoàn cảnh như này.
Biochem – chia sẻ yêu thương
Biochem luôn đặt mục tiêu “Vì lợi ích cộng đồng”, đem lại những giá trị tốt đẹp đến cho con người và xã hội. Với những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi lại muốn giúp đỡ hơn bao giờ hết. Biochem mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để thực hiện sứ mệnh trao yêu thương. Bên cạnh đó, BIOCHEM còn tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần đến các hộ gia đình còn thiếu thốn và khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất. Vì thế, Biochem đã trích một phần lợi nhuận lập Quỹ hỗ trợ gia đình bà Đáo và những hộ gia đình khó khăn như thế. Quỹ hỗ trợ Biochem-Ươm Mầm Xanh nhằm tiếp thêm sức mạnh vươn lên, góp thêm một cánh tay cùng nâng đỡ cho các hộ gia đình. Hãy cùng Biochem chia sẻ yêu thương.